Ai trong chúng ta cũng đều biết tác dụng cũng như mục đích sử dụng bê tông thương phẩm. Tuy nhiên ít người biết rằng các loại bê tông tươi hay bê tông thương phẩm được sản xuất như thế nào. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về bê tông thương phẩm
Nội dung quy trình chất lượng để sản xuất bê tông tươi hay bê tông thương phẩm
1.1 Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu:
1.1.1 Xi măng:
Trước khi nhận hàng CBKT của phòng KT&QLCL phải kiểm tra thông tin hàng hoá: (Chủng loại, quy cách, trạng thái bảo quản, chứng chỉ chất lượng xuất xưởng, số lượng…).
Theo từng đợt nhập hàng (lô sản xuất) sẽ tiến hành lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý gồm: Cường độ nén, độ mịn, độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết, độ ổn định thể tích, khối lượng riêng… đồng thời cùng với nhà cung cấp lập biên bản lấy mẫu niêm phong lưu tại P.KT & QLCL để kiểm tra đối chứng nếu có yêu cầu.
1.1.2 Đá dăm, cát:
Trước khi nhận hàng CBKT của phòng KT&QLCL phải kiểm tra hàng hoá bằng trực quan ( Độ bám bẩn, kích thước hạt..), chứng chỉ chất lượng xuất xưởng, số lượng của lô hàng.
Theo từng đợt nhập hàng ( lô sản xuất ) sẽ tiến hành lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý gồm: Thành phần hạt, KL riêng, KLTT, hàm lượng bùn bụi sét, độ nén dập, KLTT xốp, hàm lượng thoi dẹt, … đồng thời cùng với nhà cung cấp lập biên bản lấy mẫu niêm phong lưu tại PTN & QLCL để kiểm tra đối chứng nếu có yêu cầu.
Đối với đá dăm trên cơ sở kết quả thí nghiệm, khi nhập kho sẽ phân loại dựa trên cơ sở cỡ hạt và cường độ đá gốc để phục vụ cho việc sản xuất bê tông cho từng công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
2.2 Thiết kế cấp phối bê tông
Để phục vụ sản xuất bê tông thương phẩm hàng ngày hoặc khi có yêu cầu của khách hàng về việc thiết kế cấp phối bê tông có các yêu cầu kỹ thuật cho từng công trình Công ty sẽ phối hợp với phòng thí nghiệm có chuyên ngành để thiết kế cấp phối và thực hiện các bước:
· Lấy mẫu các loại vật liệu theo yêu cầu, tiến hành gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý nhằm cung cấp số liệu đầu vào khi tính toán thiết kế CPBT đồng thời đánh giá chất lượng vật liệu có thoã mãn yêu cầu kỹ thuật hay không.
· Thực hiện tính toán và tiến hành phối trộn cấp phối đã tính toán, làm các thí nghiệm (Độ sụt, KLTT …) đồng thời đúc mẫu để kiểm tra cường độ nén tại phòng thí nghiệm hoặc đúc mẫu để kiểm tra cường độ nén tại trạm bê tông dưới sự chứng kiến của các bên liên quan.
· Hồ sơ kết quả thí nghiệm vật liệu và thiết kế cấp phối thành phần vật liệu bê tông xi măng sẽ được cung cấp cho khách hàng.
2.3 Thí nghiệm độ ẩm vật liệu (Đá, cát) định kỳ theo từng thời gian trong ngày, điều chỉnh tỷ lệ thành phần trong cấp phối bêtông sản xuất. Kiểm soát chất lượng bêtông trong khi sản xuất:
Trước mỗi ca sản xuất và định kỳ 1 giờ một lần khi sản xuất bêtông, phòng KT&QLCL sẽ cử cán bộ tiến hành lấy mẫu làm thí nghiệm xác định độ ẩm của cốt liệu (Cát, đá). Dựa vào kết quả thí nghiệm sẽ điều chỉnh cấp phối cung cấp cho vận hành trạm và vô hiệu hóa cấp phối cũ.
2.4 Lấy mẫu – Thí nghiệm mẫu – Kiểm tra chất lượng bê tông tai hiện trường – Lưu trữ hồ sơ chất lượng bê tông:
2.4.1 Đo độ sụt – Kiểm tra các tiêu chuẩn của bê tông theo hợp đồng:
Khi xe vận chuyển bê tông đến công trường, nhân viên phòng KT&QLCL sẽ tiến hành kiểm tra độ sụt cho từng xe và những thí nghiệm khác theo hợp đồng cung cấp.
2.4.2 Lấy, đúc mẫu và lập biên bản đúc mẫu tại công trình:
Khi cung cấp bê tông cho khách hàng, cán bộ phòng KT&QLCL sẽ tiến hành lấy và đúc mẫu bêtông theo TCVN 3105: 1993 dưới sự chứng kiến của nhà thần thi công và TVGS. Số lượng mẫu đúc phải tuân thủ theo TCVN 4453:1995 hoặc yêu cầu kỹ thuật của dự án nếu có quy định. Ghi chép đầy đủ thông tin lấy mẫu, đúc mẫu vào Biên bản đúc mẫu và có ký xác nhận của các bên. Khi đúc mẫu xong Cán bộ được phân công có trách nhiệm bảo quản khuôn, mẫu và chuyển về phòng KT&QLCL để bảo dưỡng theo quy định.
2.4.3 Làm các thí nghiệm và lưu trữ Hồ sơ chất lượng bê tông:
Cán bộ phòng KT&QLCL có trách nhiệm theo dõi công việc của dự án, công trình mà mình được phân công bao gồm:
- Theo dõi tuổi mẫu của bêtông và đề xuất Trưởng phòng để làm thí nghiệm nén mẫu hoặc thực hiện kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật khác của bê tông ( Độ chống thấm...) theo hợp đồng cung cấp.
- Bảo quản, lưu trữ hồ sơ về chất lượng bê tông đúng nơi đã được quy định gồm: Kết quả Thí nghiệm cường độ, Kết quả thiết kế CPBT, thí nghiệm cốt liệu…
Đọc xong bài viết này chắc hẳn bạn đã nắm rõ được quy trình sản xuất cũng như các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bê tông tươi hay bê tông thương phẩm. Chúc các bạn sử dụng bê tông một cách hiệu quả
Nguồn: sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét