Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Thuật ngữ, đơn vị đo và ký hiệu trong bê tông công trình
1 Thuật ngữ
cong-trinh-be-tong
công trình bê tông

Tiêu chuẩn này sừ dụng các đặc trưng vật liệu "cấp độ bền chịu nén của bê tông” và "cấp độ bền chịu kéo cùa bê tông” thay tương ứng cho “mác bê tông theo cường độ chịu nén” và “mác bê tông theo cường độ chịu kéo'’ đã dùng trong tiêu chuẩn TCVN 5574: 1991.
1.1. Cấp độ bền chịu nén của bê tông: (Compressive strength of concrete)
Ký hiệu bằng chừ B, là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, tính bằng đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo không dưới 95%, xác định trên các mẫu kéo tiêu chuẩn  được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày.
1.2. cẩp độ bền chịu kéo của bê tông: (Tensile strength of concrete)
Ký hiệu bằng chữ Bt, là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu kéo tức thời, tính bằng đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo không dưới 95%, xác định trên các mẫu kéo tiêu chuẩn được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm kéo ở tuổi 28 ngày.
1.3. Mác bê tông theo cường độ chịu nén: (Concrete grade classified by compressive strength)
Ký hiệu bằng chữ M, là cường độ của bê tông, lấy bằng giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, tính bằng đơn vị đềca niutơn trên centimét vuông (daN/cm ), xác định trên các mẫu lập phương kích thước tiêu chuân (150 mm X 150 mm X 150 mm) được chê tạo, dưỡng hộ trong điêu kiện tiêu chuẩn và thi nghiệm nén ờ tuổi 28 ngày.
1.4. Mác bê tông theo cường độ chịu kéo: (Concrete grade classified by Tensile strength)
Ký hiệu bằng chừ K, là cường độ của bê tông, lấy bằng giả trị trung bình thống kê của cường độ chiu kéo tức thời, tính bằng đơn vị đềca niutơn trên centimét vuông (daN/cm2), xác định trên các mẫu thử kéo chuẩn được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm kéo ở tuổi 28 ngày
Tương quan giữa cấp độ bền chịu nén (kéo) của bê tông và mác bê tông theo cường độ chịu nén kéo
ket-cau-be-tong
kết cấu bê tông

1.5 Kết cẩu bê tông: (Concrete structure)
Là kết cấu từ bê tông không đặt cốt thép hoặc đặt cốt thép theo yêu cầu cấu tạo mà không kể đến trong tính toán. Trong kết cấu bê tông các nội lực tính toán do tất cả các tác động đều chịu bởi bê tông
1.6 Kết cấu bê tông cốt thép: (Reinforced concrete structure)
là kết cấu làm từ bê tông có đặt cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo. Trong kết cấu bê tông cốt thép các nội lực tính toán do tất cả các tác động chịu bởi bê tông và cốt thép chịu lực.
1.7 Cốt thép chịu lực: (load bearing reinforcement)
Là cốt thép đặt theo tính toán.
1.8 Cốt thép cẩu tạo: (Nominal reinforcement)
là cốt thép đặt theo yêu cầu cấu tạo mà không tính toán.
1.9 Cốt thép căng: (Tensioned reinforcement)
Là cốt thép được ứng lực trước trong quá trình chế tạo kết cấu trước khi có tải trọng sử dụng tác dụng.
1.10 Chiều cao làm việc của tiết diện: (Effective depth of section)
Là khoảng cách từ mép chịu nén của cấu kiện đến trọng tâm tiết diện của cốt thép dọc chịu
kéo.
ket-cau-be-tong-cot-thep
kết cấu bê tông cốt thép
1.11 Lớp bê tông bảo vệ. (Concrete cover)
là lớp bê tông có chiều dày tính từ mép cấu kiện đến bề mặt gần nhất của thanh cốt thép.
1.12 Lực tới hạn. (Ultimate force)
Nội lực lớn nhất mà cấu kiện, tiết diện của nó (với các đặc trưng vật liệu được lựa chọn) có thể chịu được.
1.13 Trạng thái giới hạn: (Limit State)
là trạng thái mà khi vượt quá kết cấu không còn thỏa mãn các yêu cầu sử dụng đề ra đối với nó khi thiết kế.
1.14 Điểu kiện sử dụng bình thường: (Normal service congdition)
Là điều kiện sử dụng tuân theo các yêu cầu tính đến trước theo tiêu chuẩn hoặc trong thiết kế, thỏa mãn các yêu cầu về công nghệ cũng như sử dụng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét