Công nghệ thi công bê tông cốt thép dự ứng lực
Trải qua gần một thế kỷ, kể từ khi kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực được phát minh, thế giới đã chứng kiến nhiều thành tựu tuyệt vời
trong lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình cầu bằng kết cấu
bê tông cốt thép dự ứng lực. Từ những kết cấu kiểu dầm giản đơn thi công bằng
phương pháp công nghệ truyền thống căng trước trên bệ cố định hoặc căng sau rồi
lao lắp vào vị trí, ngày nay với nhiều công nghệ mới tiên tiến như đúc đẩy, đúc
hẫng, đúc trên đà giáo di động, ắp trên đà giáo di động… có thể xây dựng được
những nhịp cầu lớn, vượt xa giới hạn khẩu độ nhịp của dầm giản đơn truyền thống,
đem lại hiệu quả rất lớn về các mặt kinh tê, kỹ thuật cũng như vẻ đẹp kiến trúc
công trình.
Ở nước ta vào đầu những năm 90, các công nghệ thi
công cầu tiên tiến như phương pháp đúc đẩy, đúc hẫng đã được áp dụng rộng rãi kết
hợp với các nhà thầu lớn của nước ngoài và được tạo điều kiện cho các tổng công
ty xây dựng giao thông trong nước nhập công nghệ và tiếp thu, làm chủ công nghệ.
Tiếp theo những năm sau đó, hàng loạt các công trình cầu bê tông cốt thép dự ứng
lực khẩu độ lớn, thi công bằng công nghệ hiện đại ra đời.
+ công nghệ đổ bê tông tại chỗ theo phương pháp đúc đẩy
Đúc đẩy thuộc phương pháp đổ bê tông tại chỗ, hệ thống
ván khuôn và bệ đúc thường được lắp đặt, xây dựng cố định tại vị trí sau mố.
Chu trình đúc được tiến hành theo từng phân đoạn, khi phân đoạn đầu tiên hoàn
thành được kéo đẩy về phía trước nhờ hệ thống như: kích thủy lực, mũi dẫn, trụ
đẩy và dẫn hướng…đến vị trí mới và bắt đầu tiến hành đúc phân đoạn tiếp theo cứ
như vậy cho đến khi đúc chiều dài kết cấu nhịp.
Mặc dù công nghệ có ưu điểm: thiết bị di chuyển khá
đơn giản, tạo được tĩnh không dưới cho các công trình giao thông thủy bộ dưới cầu
và không chịu ảnh hưởng lớn của lũ nhưng công trình phụ trợ lại phát sinh nhiều
như: bệ đúc, mũi dẫn và trụ trạm…. chiều cao dầm và số lượng bó cáp dự ứng lực
nhiều hơn so với dầm thi công bằng công nghệ khác, mặc khác chiều cao dầm không
thay đổi để tạo đáy dầm không thay đổi để tạo đáy dầm luôn phẳng nhằm đẩy trượt
trên các tấm trượt đồng thời chiều dài kết cấu nhịp bị hạn chế do năng lực của
thống kéo đẩy.
Cầu thi công bằng công nghệ này có kết cấu nhịp liên
tục với khẩu độ nhịp lớn nhất hợp lý khoảng từ 35-60m. Với công nghệ này khả
năng tái sử dụng hệ thống ván khuôn, bệ đúc và kết cấu phụ trợ cao.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét